您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Central Coast Mariners, 17h45 ngày 7/2: Trôi dần về cuối bảng
Kinh doanh421人已围观
简介 Hồng Quân - 06/02/2025 18:35 Úc ...
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Liverpool vs Tottenham, 3h00 ngày 7/2
Kinh doanhPhạm Xuân Hải - 06/02/2025 05:25 Kèo phạt góc ...
阅读更多Sau tiệc 'ma túy nước biển' 1 người tử vong, 2 người cấp cứu
Kinh doanhBệnh nhân tên K. (38 tuổi, sống tại TP.HCM) cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, vật vã vào ngày 1/5. Theo người nhà, khoảng 18h-23h ngày 30/4, bệnh nhân K. và 2 người khác cùng nhậu bia, rượu, sử dụng chất kích thích có tên “ma túy nước biển” pha vào rượu để uống.
Sau đó, K. lơ mơ, vật vã, kích thích nên được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi loạn thần do rượu, vết thương đầu (ngã do va đập) và chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 1/5 vì ngộ độc GHB. Bệnh nhân được chuyển khẩn đến khoa Bệnh Nhiệt đới và xử lý cấp cứu tích cực. Ngoài tình trạng bị kích thích vật vã, bệnh nhân còn có tăng men tim và tăng men cơ rất cao, là biểu hiện của hủy cơ. Điều này có nghĩa K. bị tổn thương nặng nề trên cơ tim và cơ vân, gây ra suy thận nặng. Các bác sĩ phải tiến hành lọc máu mới có thể cứu sống người này.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, khoa Bệnh nhiệt đới, trong y văn có ghi nhận triệu chứng hủy cơ trên bệnh nhân dùng "ma túy nước biển". Tuy nhiên đây là triệu chứng ít gặp, liên quan đến hội chứng cai nhiều hơn là trong bệnh cảnh ngộ độc.
Liên tiếp 5 ngày sau đó, bệnh nhân được điều trị tích cực, lọc máu nên tình trạng hủy cơ và chức năng thận đã được cải thiện… Sau 11 ngày điều trị, bệnh nhân xuất viện. Kết quả tái khám sau 1 tuần cũng cho thấy K. đã ổn định.
Đáng chú ý, người nhà bệnh nhân K. chia sẻ, trong số hai người bạn cùng uống chung với K., một người phải nhập viện địa phương điều trị 1 ngày vì đau đầu, mệt mỏi. Người còn lại nằm gục trên xe máy trên đường về và tử vong chưa rõ nguyên nhân.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, "ma túy nước biển" là 1 dạng ma túy lỏng, không màu, không mùi, vị hơi mặn, ngoài ra cũng ghi nhận dạng bột, viên nén, viên nang. Chất này trong y khoa có tên là Gama Hydroxybutyrate (viết tắt là GHP), thường gọi tên tiếng lóng là “Vitamin G”.
Ma túy nước biển được "dân chơi" gọi tiếng lóng là "Vitamin G". Các bác sĩ khuyến cáo, người dùng “ma túy nước biển” thường bị kích thích, hưng phấn, không cảm nhận được nguy hiểm nên rất dễ xảy ra những tai nạn sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông.
Ở liều vượt ngưỡng, người dùng có thể mê, ngủ sâu. Đã có trường được ghi nhận bệnh nhân bị “bỏ quên”, vì nghĩ rằng dùng thuốc xong chỉ ngủ nhưng thực tế đã bị mê rất sâu và ngưng hô hấp, có thể tử vong. Cơ chế này có thể lý giải trường hợp người bạn của K. gục chết chưa rõ nguyên nhân trên đường về.
“Ma túy nước biển” – GHB được lực lượng phòng chống ma túy của Mỹ xếp vào danh mục I của nhóm thuốc cần kiểm soát chặt chẽ (Schedule I). Những năm đầu thập niên 60 ,70 của thế kỉ XX, con người sử dụng chất này trong lĩnh vực gây mê vì tác dụng ức chế thần kinh, tuy nhiên phải ngưng sử dụng vì thuốc có tác dụng phụ gây ngưng hô hấp.
Linh Giao
Thiếu niên Hà Nội hôn mê do uống nhầm chất cai nghiện ma túy
Cháu Đ. thấy cốc nước màu hồng trong tủ lạnh nên lấy uống giải khát. Vài tiếng sau, cháu rơi vào hôn mê, khó thở.
...
阅读更多Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia
Kinh doanhGiải thưởng năm nay sẽ vinh danh các đơn vị tại 4 hạng mục: Giải pháp công nghệ số xuất sắc; Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc; Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc và Thu hẹp khoảng cách số. Lễ trao giải và công bố kết quả dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 9/2020. Tự tin tạo ra sản phẩm công nghệ của Việt Nam
Năm 2020 đã được xác định là năm chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động mạnh mẽ chuyển đổi số để tiến tới một Việt Nam số.
Đại dịch Covid-19 cho thấy vai trò quan trọng của chuyển đổi số trong các hoạt động phòng, chống dịch, đưa cuộc sống chuyển sang trạng thái bình thường mới. Đại dịch vừa là trở ngại nhưng cũng là động lực để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện ở tất cả các lĩnh vực, trong từng doanh nghiệp, từng tổ chức cho đến từng cá nhân.
Ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam, Trưởng BTC giải thưởng Chuyển đổi số “Năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia, tiến tới một Việt Nam số. Vì vậy, mục tiêu lớn nhất của Ban tổ chức đặt ra lúc này là thông qua giải thưởng, các doanh nghiệp công nghệ tiếp tục tự tin nghiên cứu, sáng tạo để tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ thiết thực của Việt Nam. Các doanh nghiệp, tổ chức khác mạnh dạn thay đổi mô hình phát triển trên cơ sở ứng dụng công nghệ số để tạo ra bước phát triển đột phá”, ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam, Trưởng BTC chia sẻ.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hoá, Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội đồng sơ khảo khẳng định việc tổ chức giải thưởng Chuyển đổi số là để tìm ra và tôn vinh những giải pháp cụ thể, những câu chuyện chuyển đổi số thành công điển hình và từ đó góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mọi người về vai trò của chuyển đổi số.
“Các doanh nghiệp công nghệ, cơ quan chuyển đổi số Việt Nam hãy coi giải thưởng là cơ hội cho chính mình, một mặt là sự ghi nhận của cộng đồng nhưng mặt khác cần lấy đó làm động lực để tiếp tục thay đổi, hướng tới hoàn thiện cơ quan tổ chức”, ông Dũng cho biết.
Chính bởi mục đích cuối cùng của Giải thưởng là cổ vũ tinh thần chuyển đổi số, Cục trưởng Cục tin học hoá cho biết thêm, đôi lúc trong quá trình chấm giải, có những hồ sơ không đạt được hoàn toàn tiêu chí ban giám khảo đề ra nhưng được lựa chọn để trao giải với mong muốn khuyến khích, tạo động lực, thôi thúc các tổ chức, doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa.
Tìm ra các giải pháp công nghệ đã thành công
Điều quan trọng mà giải thưởng tạo ra, ấy là ảnh hưởng xã hội và sự lan tỏa rộng rãi trong công chúng, nơi mà các sản phẩm được tôn vinh thuộc về, tồn tại để phục vụ, giúp ích cho con người, nơi chúng được phát triển, nâng cấp và được kế tục về sau.
Vì vậy, điểm khác biệt chính của giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam là việc tìm ra các giải pháp công nghệ đã thành công, đã chứng minh được hiệu quả thực tế, không phải các ý tưởng còn trong quá trình nghiên cứu, chưa có tính ứng dụng.
Trải qua hai năm phát động, tổ chức, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam đã thu hút sự quan tâm và nộp hồ sơ tham dự của hàng trăm doanh nghiệp công nghệ với các giải pháp mới, mang đậm giá trị thương hiệu “make in vietnam”.
Nhiều sản phẩm trong số đó thể hiện sự đầu tư nghiêm túc, chỉn chu về mặt công nghệ và đã thực sự phát huy được vai trò, hiệu quả thực tế, không những góp phần rút ngắn thời gian, tăng năng suất, hiệu quả công việc mà còn giúp ứng phó với tình huống khó khăn trong đại dịch Covid-19.
Ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hoá, Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội đồng sơ khảo Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam “Một sản phẩm công nghệ tốt là sản phẩm có thể giải quyết được 90% vấn đề đặt ra, tuy nhiên sự khác biệt của sản phẩm nằm ở 10% cuối cùng. Đây là điểm hạn chế của nhiều sản phẩm Việt Nam hiện nay, sản phẩm tốt, giải quyết được 90% vấn đề là không đủ, mà chúng ta cần hướng đến giải quyết nốt 10% còn lại để trở thành một sản phẩm xuất sắc và để có chỗ đứng trên thị trường”, ông Dũng chia sẻ.
Chuyển đổi số phải toàn diện
Khi nhắc đến chuyển đổi số, người ta thường dành sự chú ý đến phần “số” mà bỏ qua phần “chuyển đổi”. Đa phần các doanh nghiệp, tổ chức nghĩ chỉ cần mua và áp dụng công nghệ là năng suất của doanh nghiệp sẽ cải thiện ngay lập tức.
Trên thực tế chuyển đổi số cần một quy trình toàn diện, hỗ trợ tối đa người dân trong quá trình hoàn thiện thủ tục hành chính phức tạp, rút ngắn thời gian, công sức.
“Hiện nay đa phần các doanh nghiệp, tổ chức nhận thức việc thực hiện chuyển đổi số nhằm cải thiện năng suất lao động, tối ưu chi phí nhưng nếu chỉ tư duy như vậy sẽ bị thất bại, không thể chuyển đổi số thành công. Chuyển đổi số thành công yêu cầu chuyển đổi toàn diện tất cả hoạt động của cơ quan, tổ chức để sinh ra giá trị mới”, ông Dũng cho biết.
Trong dòng chảy công nghệ, chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà đã trở thành yếu tố sống còn với sự phát triển của doanh nghiệp.
Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam xác định là một kênh truyền thông về chuyển đổi số, về phát triển kinh tế số cho toàn xã hội, thông qua việc giới thiệu các giải pháp công nghệ mới những mô hình chuyển đổi số thành công điển hình, giúp xã hội hiểu rõ hơn về chuyển đổi số, về công nghệ số cũng như giúp các tổ chức, doanh nghiệp tìm cho mình một hướng đi phù hợp.
D.A.
Cơ hội để Việt Nam bứt phá thông qua chuyển đổi số
-“Việt Nam kiểm soát được dịch sớm trong khi thế giới vẫn đang ở đỉnh dịch. Đây là cơ hội để nước ta bứt phá vươn lên thông qua chuyển đổi số”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định tại Giao ban công tác QLNN 4 tháng đầu năm 2020.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo PSM Makassar vs Thanh Hóa, 19h30 ngày 5/2: Ưu thế thể lực
- Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam: Nâng cao tinh thần chuyển đổi số quốc gia
- Tìm ra nguyên nhân khiến cả nhà phải nhập viện đêm 29 Tết sau khi ăn lá cây lạ
- Thương mại điện tử châu Á bùng nổ vì dịch bệnh
- Kèo vàng bóng đá Stuttgart vs Augsburg, 02h45 ngày 5/2: Khó thắng cách biệt
- Malaysia hoãn triển khai 5G
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Sharjah, 23h00 ngày 6/2: Tự tin trên sân nhà
-
“IE6 chính là lý do đội phát triển web của chúng tôi tồn tại,” Chris Zacharias, người từng làm việc tại YouTube từ năm 2007 tới năm 2010, nói. “Ít nhất một hoặc hai tuần chúng tôi lại phải dành ra một khoảng thời gian lớn để sửa các lỗi giao diện phát sinh trong IE6.”
Một thập niên trước, khoảng 25% người dùng Internet vẫn sử dụng trình duyệt web IE6 mặc dù những trình duyệt web hiện đại hơn như Firefox, Chrome hay IE8 đã được đưa vào sử dụng. Thời điểm đó, 18% lưu lượng truy cập YouTube cũng được thông qua trình duyệt IE6 khiến YouTube buộc phải duy trì hỗ trợ cho trình duyệt này.
Quá mệt mỏi với việc trình duyệt liên tục gặp lỗi, vướng vấn đề bảo mật và không tương thích với các công nghệ Internet hiện đại, nhóm kỹ thuật đã quyết định tung ra một banner nội dung trên YouTube cùng một thông điệp chỉ có thể nhìn thấy được nếu bạn dùng IE6.
“Chúng tôi sẽ dừng hỗ trợ trình duyệt của bạn sớm. Hãy nâng cấp lên một trình duyệt hiện đại hơn,” banner này có ghi, kèm theo đường dẫn tải về Chrome, Firefox hoặc IE8.
Nhóm kỹ thuật của YouTube đã có thể tung ra được banner này nhờ “một bộ cung cụ cấp phép đặc biệt” mà họ tạo ra để “củng cố thẩm quyền trên nền tảng lập trình của YouTube” sau khi Google mua lại YouTube vào năm 2006. Bộ công cụ này cho phép những nhân viên ban đầu của YouTube “hoàn toàn vượt qua các chính sách lập trình mới do Google định hướng,” theo Zacharias.
Thực tế, nhóm kỹ sư YouTube không có quyền thực sự kết thúc hỗ trợ IE6. Một số nhân viên Google cũng đã nhìn thấy banner này nhưng họ cho rằng YouTube đã nhận được sự chấp thuận từ Google để tung ra banner này. Chiến dịch nói trên thành công ngoài dự kiến.
“Trong vòng một tháng, người dùng YouTube qua IE6 giảm một nửa và hơn 10% lưu lượng truy cập từ IE6 trên toàn cầu giảm xuống trong khi đó các trình duyệt khác tăng lên tương ứng,” Zacharias tiết lộ.
Vào tháng 3 năm 2010, Google chính thức kết thúc hỗ trợ IE6 trên tất cả các sản phẩm của mình và nhiều công ty công nghệ khác cũng làm theo sau đó. Lượng người dùng IE6 tại Mỹ giảm còn dưới 1% vào năm 2012.
(Theo Saostar, Cnet)
Microsoft từng bước "khai tử" Internet Explorer
Kể từ ngày 17 tháng 8 năm 2021, Internet Explorer 11 sẽ không còn được hỗ trợ cho các dịch vụ trực tuyến của Microsoft, và có thể được coi như dấu chấm hết cho trình duyệt 25 năm tuổi.
" alt="YouTube đã dùng 'mưu hèn, kế bẩn' giết chết trình duyệt Internet Explorer như thế nào?">YouTube đã dùng 'mưu hèn, kế bẩn' giết chết trình duyệt Internet Explorer như thế nào?
-
Các ví điện tử "giục" người dùng xác thực tài khoản. Grab, Moca…và nhiều ví điện tử liên tục gửi đi các thông điệp thúc giục người dùng cập nhật thông tin cá nhân và ảnh chân dung theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Việc cập nhật và xác thực thông tin người dùng được thực hiện theo quy định của Thông tư 23/2019/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.
Quy định mới yêu cầu khách hàng muốn sử dụng phải hoàn tất xác thực thông tin mở ví điện tử. Các thông tin gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số căn cước công dân, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu (còn thời hạn). Các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo hồ sơ mở ví điện tử của khách hàng là đầy đủ, hợp lệ theo quy định.
Ngoài ra, một quy định bắt buộc là khách hàng phải hoàn thành việc liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng. Khách hàng có thể được liên kết ví với một hoặc nhiều tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ tại các ngân hàng liên kết.
Thông tư 23 có hiệu lực từ 1/2020 và thời hạn cuối cùng để người dùng xác thực thông tin ví điện tử là 7/7. Sau thời gian này, những tài khoản ví điện tử chưa xác thực sẽ bị tạm khóa dịch vụ.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến thời hạn nêu trên, các ví điện tử cấp tập thông báo cho người dùng xác thực tài khoản để có thể tiếp tục sử dụng. Hiện người dùng ví điện tử Moca (tích hợp trên ứng dụng Grab) nhận được thông báo yêu cầu xác thực tài khoản ví điện tử Moca trên ứng dụng ngay khi mở ứng dụng.
Phía Moca cho biết, trong khoảng thời gian từ nay đến hết trước 7/7, người dùng vẫn có thể dùng ví dù chưa hoàn tất xác thực tài khoản. Tuy nhiên, ví điện tử này khuyến nghị người dùng nên hoàn thành quy trình xác thực trước để tránh bị gián đoạn.
“Từ sau ngày 7/7/2020 trở đi, việc xác thực tài khoản là bắt buộc theo quy định của NHNN Việt Nam đã ban hành áp dụng cho tất cả ví điện tử. Theo đó, người dùng sẽ không thể sử dụng ví điện tử cho đến khi hoàn tất các bước xác thực tài khoản. Sau khi xác thực tài khoản thành công, người dùng có thể yên tâm tiếp tục thanh toán qua ví như bình thường”, Moca thông báo.
Thông điệp tương tự cũng được Momo và nhiều ví điện tử khác gửi đến người dùng.
Người dùng "e dè" chia sẻ thông tin
Ngay từ đầu tháng 5, các ví điện tử liên tục phát đi các thông báo yêu cầu người dùng cập nhật thông tin căn cước công dân (CMND), chụp ảnh chân dung và liên kết với tài khoản ngân hàng trước ngày thời hạn trên nếu muốn sử dụng tiếp. Dù vậy, không ít người còn e dè khi chia sẻ thông tin cá nhân trên các ứng dụng.
Trong khi đó, phía NHNN thông tin: Đối với lo ngại về bảo vệ thông tin cá nhân, NHNN khẳng định rằng các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến khách hàng theo quy định của pháp luật (quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và Luật An toàn thông tin mạng).
Các tổ chức trung gian thanh toán phải tuân thủ nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin và quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet (Thông tư số 39/2014/TT-NHNN, Thông tư số 18/2018/TT-NHNN, Thông tư số 18/2018/TT-NHNN).
Ngoài ra, NHNN sẽ thường xuyên theo dõi, giám sát, cảnh báo, chỉ đạo các tổ chức trung gian thanh toán thực hiện những biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động trung gian thanh toán. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tổ chức trung gian thanh toán để phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm quy định pháp luật.
Duy Vũ
Phân loại hệ thống thông tin ngân hàng theo 5 cấp độ
Các hệ thống thông tin của tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ được phân loại theo 5 cấp độ, thay vì 3 cấp độ như quy định hiện hành.
" alt="Ví điện tử liên tục giục người dùng xác thực thông tin tài khoản">Ví điện tử liên tục giục người dùng xác thực thông tin tài khoản
-
Cho Trẻ tắm nắng có tác dụng gì và thời gian nào lý tưởng?
-
Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Aizawl FC, 18h00 ngày 6/2: Tin vào chủ nhà
-
Thủ tướng vừa ra chỉ thị tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý, giám sát các trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân có hành vi huy động vốn, đầu tư trái phép, đổi tiền qua trung gian, quảng cáo mua bán hàng hóa, dịch vụ mua hộ hàng hóa, giới thiệu, quảng cáo đăng tin trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, xuất bản phẩm, quảng cáo... tích hợp trên các sản phẩm dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định đối với việc ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, tiên tiến, bảo đảm chặt chẽ, an toàn; tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi gian lận, không đúng quy định pháp luật về hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán, phòng ngừa đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các hoạt động như cho vay, thanh toán, chuyển tiền, nhận tiền… Phối hợp Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan trong công tác xác minh, xử lý tội phạm; kịp thời có biện pháp phong tỏa, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản trong các vụ việc, vụ án.
Thủ tướng còn yêu cẩu Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền về cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending), các hình thức thanh toán mới chưa có quy định của pháp luật.
Hiện Việt Nam đang có rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng tràn sang để cung cấp dịch vụ theo mô hình P2P nhưng biến tướng thành tín dụng đen cho vay nặng lãi. Chia sẻ trên truyền thông về vấn nạn này, Phó Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần tiết lộ: “Đa phần cổ đông cốt cán của công ty cho vay trực tuyến hiện nay đều xuất phát từ tín dụng đen. Thậm chí, tôi được biết, nhiều công ty P2P ở Việt Nam chỉ do người Việt đứng tên, còn ông chủ thực sự là người Trung Quốc. Họ thuê người Việt đứng tên thành lập công ty, thuê xã hội đen đòi nợ, đứng giữa ăn lãi khủng, nhưng không lộ mặt”.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Nexttech cho biết: "Hiện nay có khoảng 60 – 70 doanh nghiệp của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam lập doanh nghiệp và thuê người Việt đứng tên để cho vay tiền online. Đặc điểm chung rất đáng lo ngại là các doanh nghiệp này không hề có hoạt động kêu gọi người cho vay mà chỉ quảng bá kêu gọi người vay. Như vậy, đây không phải là mô hình P2P thực sự mà có thể họ huy động nguồn vốn tự có từ Trung Quốc để cho vay. Lãi suất của các công ty này thường rất cao đối với người dân Việt Nam".
Ông Trần Việt Vĩnh, CEO của FIIN – một công ty hoạt động theo mô hình cho vay ngang hàng (P2P) cho rằng, hiện các doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng kiểu này đang triển khai hơn 60 app cho vay online ở thị trường Việt Nam.
Ông Trần Việt Vĩnh cho biết, các doanh nghiệp Trung Quốc thường đăng ký núp bóng thành các công ty hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và cho vay theo mô hình hoạt động của công ty tài chính, nhưng lại không có giấy phép kinh doanh dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp Trung Quốc này thường tạo ra nhiều app với tên gọi khác nhau để tiếp cận tới người vay trên môi trường mạng Internet. Qua các app cho vay online này, các doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp dịch vụ “tín dụng đen, cho vay nặng lãi” với lãi suất thậm chí có thể lên tới 700%/năm. Sau đó, họ sử dụng các hình thức thu đòi nợ kiểu "khủng bố tinh thần", bôi nhọ người vay hoặc làm phiền người có liên quan trong danh bạ của người vay.
CEO của FIIN đưa ra một con số thống kê khá giật mình rằng các doanh nghiệp tín dụng đen này của Trung Quốc lại đang chiếm tới hơn 60% số lượng giao dịch cho vay online qua app tại Việt Nam. Nếu khách hàng bị dính bẫy tín dụng đen đội lốt ứng dụng cho vay trực tuyến do các doanh nghiệp Trung Quốc điều hành sẽ phải trả lãi phí “cắt cổ”, lên tới 700%/năm. "Nếu không trả lãi, khách hàng sẽ bị bọn chúng đe doạ, và bôi nhọ danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội. Không chỉ có vậy, những người thân quen của người vay cũng bị quấy rối, làm phiền”, ông Trần Việt Vĩnh nói.
Vẫn theo ông Vĩnh, theo số liệu của Ngân hàng thế giới, tỷ lệ người dân Việt Nam khó tiếp cận hoặc chưa tiếp cận được các dịch vụ tài chính trực tuyến chính thức còn cao, tới gần 70%. Theo xu hướng phát triển của thế giới và khu vực, các giải pháp đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ để cung ứng dịch vụ tài chính số trên môi trường online sẽ nở rộ trong thời gian tới. "Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành khung pháp lý thí điểm (sandbox) cho các mô hình dịch vụ mới như P2P Lending. Các khung pháp lý thí điểm này sẽ tạo cơ hội công bằng cho các doanh nghiệp nội địa được tiếp cận và tham gia cung ứng dịch vụ tài chính trực tuyến. Đồng thời, cần công khai danh sách các công ty hoạt động đúng mô hình và đang trong chương trình thí điểm”, ông Trần Việt Vĩnh nói.
ICTnews đã gửi nội dung này cho đến Ngân hàng nhà nước nhưng chưa nhận được câu trả lời về vấn vấn nạn tín dụng đen núp bóng này.
Thái Khang
Ngân hàng Nhà nước sẽ trình cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng